Ngày Cuối Tháng Tư

Thư viện

MỤC LỤC

Cuộc đổi đời xảy ra không ngờ vào tháng tư năm bảy lăm đã làm tan tác bao gia đình.

19750430

Người ở lại phải đương đầu với hoàn cảnh đảo điên. Cuộc bể dâu đã làm thay đổi hoàn toàn đời sống của người dân Miền Nam. Điều quan trọng là chúng ta có chấp nhận cuộc đổi đời này hay không? Hay phải sống như loài tầm gửi cho qua tháng ngày đen tối?

Trí nhớ của tôi vẫn còn in hằn diễn biến vào buổi sáng ngày ba mươi tháng tư năm bảy lăm. Khi miền Nam được lệnh bỏ ngõ, bộ đội từ hướng Phú Lâm, Cầu Tre đã tuôn đổ trên con đường Trần Quốc Toản để hướng về Saigon. Người dân bàng hoàng uất nghẹn, đứng nhìn rướm lệ một khúc phim buồn … thật buồn!!!

Nhà tôi trên mặt lộ con đường Trần Quốc Toản. Tôi đã chứng kiến tận mắt cảnh đau lòng này. Vì chính tôi không thể nào tin vào tầm mắt của mình đến nỗi cơn lạnh đã quấn chặt thân người. Tôi tự hỏi:“ việt cộng là đây sao?”

Khoảnh khắc này tôi vẫn nhớ cho đến hôm nay mặc dù trong lòng tôi không muốn nhớ đến ngày đen tối nhất của miền Nam tàn lụi trong oan ức. Ngày tàn của cuộc chiến, của những người lính VNCH oai hùng, dũng cảm diệt cộng là đây sao?

Không!

Đối với tôi, người lính VNCH vẫn mãi là người lính có chí khí hào hùng với lòng kiên cường chiến đấu bảo vệ miền Nam Việt Nam được Tự Do. Các vị tướng anh dũng đã phải tự hủy mình vì đã trung thành với Tổ Quốc”. Biết bao người  lính đã chiến đấu đến hơi thở sau cùng và âm thầm nằm xuống cho quê hương.

Theo tôi, ngày ba mươi tháng tư bảy lăm là ngày mở rộng cánh cửa khung trời Tự Do, giúp cho người dân miền Bắc hít thở được tia nắng ấm của miền Nam và tận mắt nhìn thấy được sự thật. Sự thật đó là đời sống trù phú, sung túc của người dân miền Nam.

Ngay vào thời điểm này, chúng ta đều thấy rõ “Người dân miền Bắc hầu như đã chiếm đóng hết thành phố Saigon”. Đây là câu trả lời xác thực nhất: “ Có phải chăng Saigon là vùng đất lành nên những đàn chim đói khổ từ miền Bắc bay vào tranh dành bến đậu để được an thân?“

Miền Nam Việt Nam và thành phố Sàigon đã là vùng trời an lành Tự Do thì đâu cần bất kỳ ai phải vào “giải phóng“.

Nếu hai chữ “giải phóng“ mang lại ấm no, hạnh phúc thì tại sao hàng vạn vạn người dân Miền Nam đã liều mình sống chết băng rừng vượt biên giới và lênh đênh trên những chiếc ghe mong manh vượt biển để đi tìm hai chữ Tự Do?

Bạch Liên


Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Quốc Kỳ

%d người thích bài này: