Trang chủ » Đoàn Phụ Nữ Lâm Viên

Category Archives: Đoàn Phụ Nữ Lâm Viên

Cô Gái Việt—Hùng Lân

Phụ Nữ Lâm Viên Hành Khúc—Phiêu Bồng, K13

Happy Mother’s Day

Phân Ưu Cùng Anh Trần Văn Khâm, K21

Phân Ưu Cùng Chị Lại Đức Hùng K24/1

Phân Ưu Ông Hứa Văn Giang, K11

Chúc Mừng Giáng Sinh & Năm Mới

Phân Ưu Cùng Chị Lưu Đình Hạnh K27/1

Happy Father’s Day

Arms | Evie Clair | Christina Perri | America’s Got Talent
Papa | Paul Anka | Spectrum Artworks
Cảm Ơn Cha | Sœur M. Tigon | Diệu Hiền

Happy Mother’s Day

Nhớ MẹLâm Nhật Tiến | Tác giả: Lê Minh Đảo & Đỗ Trọng Huề | Hoà âm: Trúc Hồ
Mother Of Mine—Paul Mauriat (1972)
Pour Toi, Maman—Emmanuel Wendling
Mẹ Tôi—Như Quỳnh | Nhị Hà | Asia Entertainment
Music Diary—Hoàng Thục Linh

Nghề Làm Mẹ―Minh Nguyệt

Ngày nay, tại ngôi đình làng cũ tỉnh Sơn Tây có thờ bài vị của tướng quân Lê Nguyên Vỹ, Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Ông đã tuẫn tiết vào ngày 30/4/75.

Đó là cách ghi nhận của người đồng hương Sơn Tây với một chút tự hào. Và hình ảnh của ông vẫn trong lòng các con Lê Nguyên Quang, Lê Nguyên Minh, Lê Nguyên Chính và con gái út Lê Nguyên Đại Tường Vi tại miền Virginia Hoa Kỳ.

Từ một nữ sinh trường đầm kiêu sa, thành bà Tướng đầy uy quyền, rồi thế thời đổi thay thành thợ hớt tóc 30 năm dài để nuôi 4 người con nên người mang tên QUANG, MINH, CHÍNH, ĐẠI, đặt tên theo tâm niệm của người chồng chiến binh một đời anh dũng.

Đó là Bà Phan Thị Minh Yến, phu nhân Tướng Lê Nguyên Vỹ, vị tướng tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh Quân Lực VNCH, một trong 5 vị tướng Miền Nam đã tuẫn tiết để nêu cao khí phách anh dũng và để gìn giữ danh dự của một quân đội anh hùng trong biến cố 30/4/1975.

Vào năm 1954, cô Phan Thị Minh Yến còn rất nhỏ, nhà ở Cầu Đất, Hải Phòng bắt đầu theo cha mẹ di cư vào Nam. Cô gái Bắc Kỳ nhỏ nhỏ được gia đình cho học chương trình Pháp tại Sài Gòn và đã có câu chuyện tình từ năm 17 tuổi. Khi được 19 xuân xanh thì chính thức lập gia đình với một anh Đại Úy Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Lúc đó là mùa Xuân năm 1964. Chàng hơn nàng 10 tuổi. Nhưng trước sau cô Yến chỉ có một mối tình từ khi biết yêu cho đến lúc thành hôn. Tiếp theo là 10 năm làm vợ lính thời chinh chiến. Rồi bắt đầu làm mẹ. Những đứa con lần lượt ra đời. Các cháu Quang, Minh, Chính, Đại. Ba đứa con trai đầu lòng đặt tên với niềm tự hào của người cha cương trực sống trong một hoàn cảnh đất nước nghiêng ngả. Nhưng cô Út bé bỏng, xinh đẹp chỉ được gọi là em Đại ở trong gia đình. Khi ở ngoài lớp học thì đây là cô nhỏ Tường Vi của bà mẹ Hải Phòng.

Suốt thời gian thơ ấu, người cha đi chinh chiến đêm ngày. Các con phần lớn sống gần gũi và trông cậy vào mẹ. Tuy nhiên, hình ảnh người cha quân đội vẫn là chỗ dựa tinh thần mạnh mẽ cho cả mẹ con.

Tháng 4 năm 1975, bà mẹ 29 tuổi dẫn 4 con từ 6 tuổi đến 10 tuổi di tản qua Hoa Kỳ. Người chồng chỉ huy đơn vị nên không có cơ hội tiễn chân vợ con. Lần chia tay sau cùng mà vợ chồng không biết là lần vĩnh biệt. Anh đã ra đi vào miền vĩnh cửu khi quân đội tan hàng. Không một mảnh khăn tang. Không một giọt nước mắt. Vợ con cũng không hề biết tin về cái chết của người thân yêu. Năm đó chưa 30 tuổi, cô Phan Thị Minh Yến trở thành góa phụ ở vậy nuôi con.

Qua Hoa Kỳ, một mẹ và 4 con nhỏ, Minh Yến bắt đầu bằng nghề cắt tóc. Cố gắng tự lập nuôi con. Vừa làm mẹ, vừa làm cha. Từ nữ sinh trường đầm ở Sài Gòn, trở thành vợ lính sống cảnh gia binh, rồi trở thành góa phụ.

Sau bằng ấy năm trời, các con đã trưởng thành, tốt nghiệp đại học, có cháu nội cháu ngoại. Hỏi rằng bây giờ chị làm gì? Còn làm gì nữa. Trước sau cũng chỉ làm một việc cắt tóc chải đầu.

Nhưng nghề chính là vừa làm cha vừa làm mẹ.

Làm mẹ thì cũng dễ vì đã làm mẹ từ Việt Nam. Nhưng làm cha cho những đứa con trai ở Hoa Kỳ mới thật khó. Tất cả đều phải quyết định một mình. Không bàn với ai được. Ba đứa con trai ở tuổi niên thiếu tại miền đất lạ. Biết bao nhiêu là khó khăn. Chuyện học hành, chuyện sinh sống, chuyện yêu đương của các cháu rồi đến chuyện hôn nhân. Cái gì cũng là chuyện của các con.

Khi được hỏi rằng thế chị làm ở tiệm tóc thì làm chủ hay làm thợ. Được trả lời rằng trước sau chỉ làm công mà thôi. Đã bảo rằng nghề chính là làm mẹ, nếu bôn ba mở tiệm, e rằng không có đủ thì giờ trông nom lũ nhỏ.

Hỏi rằng đi làm như vậy có gặp những điều gì khó chịu không. Trả lời rằng lúc đầu cũng thấy tủi thân lắm. Nhưng rồi thì cũng phải nhẫn nhịn cho quen đi. Vả lại, ở đây cũng không ai biết hoàn cảnh mình ra sao nên cứ việc mình, mình làm. Cũng thi lái xe, cũng lấy bằng, cũng tìm đường đi học nghề, đi làm và nuôi con. Vâng, việc chính là nuôi con.

Chị có buồn giận về chuyện anh nhà đã không đi vào năm 1975 hay không? Trả lời rằng, thì anh nghĩ coi, ai mà chả muốn có vợ có chồng. Các con muốn có đủ cha mẹ. Nhưng phần số đã như vậy thì mẹ con phải sống sao cho phải đạo với sự hy sinh của ông nhà tôi. Ông ấy mà còn thì cũng chỉ muốn cho các con của chúng tôi được học hành tốt nghiệp đại học, rồi dựng vợ gả chồng cho các cháu như bây giờ gia đình tôi đã được như vậy.

Ngoài việc hãnh diện về chuyện con cái, bà mẹ gốc Hải Phòng còn kể thêm với niềm hào hứng đặc biệt. Đó là mối liên hệ với mẹ chồng.

Số là ngay sau khi di tản qua Hoa Kỳ, gia đình được tin chồng chết nên đã tìm cách báo về Bắc cho bà mẹ già biết tin. Tội nghiệp chưa. Ông nhà tôi, lời chị Yến, cũng di cư vào Nam từ 54, mẹ con xa nhau 21 năm không liên lạc. Bây giờ bà cụ mới biết tin con dâu và các cháu ở Mỹ thì đồng thời cũng biết tin con trai đã qua đời.

Những năm đầu ở Hoa Kỳ cũng rất chật vật nên không tiếp tế được nhiều. Những năm sau này bắt đầu gửi tiền về miền Bắc cho bà cụ. Chính tôi là con dâu mà chưa hề biết mặt mẹ chồng. Đến khi liên lạc được thì chồng đã chết. Gia đình tôi và các cháu tiếp tục liên lạc về Bắc. Mấy năm gần đây cụ vào Nam gặp các bà chị tôi rồi thu xếp cải táng đưa di hài nhà tôi về Bắc. Xong công việc quan trọng, cụ mới qua đời mấy năm gần đây.

•••••

Vâng, thưa quý vị, tôi vừa kể hầu quý vị một câu chuyện của bà mẹ Việt Nam trong nghĩa vụ thay chồng làm cha thời hậu chiến kéo dài hơn 30 năm tại Hoa Kỳ. Một người thiếu nữ 10 năm làm vợ nhưng đã có đến 30 năm vừa làm cha, làm mẹ, và làm dâu hàm thụ qua thư tín.

Tại Hoa Kỳ, với vốn liếng Pháp văn và Anh ngữ của trường Đầm Sài Gòn, trước sau bà cũng vẫn chỉ là cô Yến làm tóc tại Hoa Kỳ. Bởi vì, người phụ nữ Việt Nam đơn giản này đã có một nghề cao quý vô cùng mà bà phải hết lòng theo đuổi. Đó là nghề làm mẹ. Do đó Ngày Của Mẹ hàng năm sẽ là ngày đặc biệt đối với những đứa con của bà.

Và mỗi năm, ngày tang 30 tháng 4 cũng là ngày giỗ bố của đám nhỏ. Bà mẹ Việt Nam tổ chức giỗ chồng bằng âm lịch nhưng vẫn dặn con vào ngày cuối tháng 4, dù ở đâu cũng phải dành cho bố những giây phút tưởng niệm.

Bởi vì thân phụ của các cháu đã chết đúng ngày 30 tháng 4 năm 1975. Tên ông là Lê Nguyên Vỹ, người Sơn Tây, Bắc Việt, chết tại Lai Khê miền Đông Nam Phần.

Đối với lũ trẻ Quang Minh Chính Đại, ba trăm sáu mươi lăm ngày, ngày nào cũng là Ngày Của Mẹ.

Minh Nguyệt

Đám Cưới Đầu Xuân—Hoàng Thục Linh & Đức Tân | MMG

Phân Ưu Anh Nguyễn An Cảnh, K13

Xin mời quý vị gởi lời phân ưu, an ủi, add a memory, write guest book, send flowers, v.v… đến Tang Quyến Anh Nguyễn An Cảnh Khóa 13 tại đây: Charlie Nguyen Obituary

Video Clip Tưởng Niệm
Video Clip Tang Lễ

Tiêm Ngừa COVID-19 Cho Trẻ Em Từ 5-11 Tuổi Trong Hạt Santa Clara

Tiêm ngừa cho trẻ em từ 5-11 tuổi sẽ giúp bảo vệ thêm cho mọi người, trường học và toàn vùng

HẠT SANTA CLARA, Tiểu Bang California. – Hiện nay Hạt Santa Clara đang tiêm ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 5-11 tuổi sau khi được Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh phê duyệt vào ngày 2 tháng 11 vừa qua.  Quận Hạt đã chuẩn bị để tiêm ngừa ngay sau khi chính quyền Liên Bang cho phép.  Đợt tiêm ngừa đầu tiên cho trẻ em từ 5-11 tuổi trong Quận Hạt sẽ bắt đầu vào sáng Thứ Tư.  Hiện nay thuốc tiêm ngừa của Pfizer là chọn lựa duy nhất cho nhóm tuổi mới được phê duyệt này, với khoảng hơn 167.000 người trong cộng đồng của chúng ta.  Tất cả các trẻ em từ 5-11 tuổi đã ghi danh đều hội đủ điều kiện.
 
Phụ huynh và người giám hộ nên vào trang www.sccfreevax.org để lấy hẹn hoặc tìm một địa điểm thuận tiện không cần hẹn trước.  Các cuộc hẹn được mở ra trước đây đã hết, nhưng trong những tuần lễ sắp đến, khi nhận thêm thuốc tiêm ngừa thì Quận Hạt sẽ mở nhiều cuộc hẹn nữa.  Thuốc tiêm ngừa cho người từ 12 tuổi trở lên vẫn còn rất nhiều.  Thuốc tiêm ngừa cho trẻ em từ 5-11 tuổi có liều lượng ít hơn và được bào chế đặc biệt cho nhóm tuổi này.  Theo hướng dẫn của Liên Bang thì số thuốc tiêm ngừa dành cho lứa tuổi lớn hơn không thể được dùng cho nhóm tuổi nhỏ này.  Chúng tôi khuyến khích các gia đình nên liên lạc với bác sĩ hoặc hiệu thuốc trong vùng để xem họ có hẹn tiêm ngừa cho trẻ em hay không.
 
Bác sĩ Sara Cody, Viên Chức Y Tế và là Giám Đốc Sở Y Tế Hạt Santa Clara cho biết: “Đây là một bước tiến quan trọng để bảo vệ con cái và cộng đồng của chúng ta, giúp gia đình giảm gánh nặng, và tạo thêm một tầng lớp bảo vệ để giúp cho việc học hỏi trực tiếp tại trường học.  Chúng tôi khuyến khích tất cả phụ huynh có con em từ 5 tuổi trở lên hãy cho trẻ tiêm ngừa ngay.”
 
Ngoài việc cho trẻ em lấy hẹn tại khắp các địa điểm tiêm ngừa do Quận Hạt điều hành, Quận Hạt cũng đang hợp tác với các học khu để các em được tiêm ngừa tại trường học, đặc biệt là trong các cộng đồng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.  Có khoảng 80 trường học đã được chọn để làm địa điểm tiêm ngừa.  Những địa điểm đầu tiên được mở vào ngày 4 tháng 11 do Nhóm Tiêm Ngừa Lưu Động phụ trách.  Cũng như trong suốt giai đoạn dịch bệnh, tiêm ngừa vẫn hoàn toàn miễn phí.  Không cần có bảo hiểm y tế và cũng sẽ không có thắc mắc về tình trạng di trú.
 
Tiêm ngừa là phương cách hữu hiệu nhất để ngăn ngừa nhập viện và tử vong do COVID-19 gây ra.

***

Hãy theo dõi trang Twitter của chúng tôi để có những thông tin mới nhất: @HealthySCC
Trang mạng của Hạt Santa Clara: http://www.sccgov.org/coronavirus
Trang Facebook của Sở Y Tế Công Cộng: https://www.facebook.com/sccpublichealth 

Phân Ưu Cùng Anh Chị Trần Ngọc Anh, K30 Võ Bị

Happy Father’s Day

Father’s Day 2021—Nguyễn Tường Anh, K12/2

Papa—Paul Anka | Uniart

Cha Yêu—Lâm Thuý Vân

Kiến Thức Quan Trọng Cần Biết Về Covid-19 Và Việc Chích Ngừa Covid-19—Chu Thụy Nguyên | Dung Phan

Sáng hôm nay 25.02.2021, người phụ trách hội cao niên tại Worcester, Massachusetts cô Dung Phan đã mời dược sĩ Bill nói chuyện online qua phone và ipad, ông đã trả lời mọi câu hỏi đặt ra của bà con cao niên người Việt liên quan đến covid-19, vaccine chủng ngừa covid-19, và những thắc mắc của bà con liên quan đến việc chủng ngừa. Tôi cũng chỉ là người nghe online qua phone, nhưng nhờ trước 1975 có học qua khoa tốc ký của báo chí nên tôi đã ghi nhanh lại được bài nói chuyện này của dược sĩ Bill. Bây giờ ngồi viết lại chi tiết hầu quý bạn đọc, xin các bạn cứ mạnh dạn chia sẻ rộng rãi đến với người thân, cùng bạn bè khắp nơi trong cộng đồng người Việt mà không cần phải hỏi qua ý kiến của tôi.
Chu Thụy Nguyên

1) Trước tiên dược sĩ đã nhấn mạnh để chúng ta hiểu rõ về vaccine ngừa covid-19 lần này, so với các loại vaccine xưa kia mà chúng ta từng được chích ngừa như: chủng ngừa đậu mùa, uốn ván, lao phổi, phong đòn gánh… Tạm gọi những vaccine xưa đó là thuốc chủng ngừa truyền thống. Ở các thuốc chủng ngừa truyền thống đó phòng bào chế đã tạo ra bằng cách dùng chính con virus gây ra bệnh đó, làm cho nó suy yếu bớt đi, sau đó chích nó vào cơ thể con người. Cơ thể chúng ta luôn có sự đề kháng lại với bất cứ vật lạ nào, kể cả vi trùng lạ xâm nhập. Các kháng thể trong người chúng ta luôn giữ vai trò các chiến sĩ phòng thủ, mỗi khi thấy sinh vật lạ vào là các quân lính tinh nhuệ ấy sẽ bao vây và đánh nhau tơi bời với các sinh vật lạ ấy. Khi đó chúng ta có thể có phản ứng như: sốt, đau nhức… Và cuộc chiến ấy nhằm mục đích thao dợt trước cho các chiến sĩ đề kháng của chúng ta chiến đấu tốt để luôn sẵn sàng bảo vệ cơ thể chúng ta. Lỡ một mai, vi trùng các bệnh ấy xâm nhập thật vào cơ thể chúng ta, đội ngũ các chiến sĩ đã quen mặt quân địch rồi nên chúng sẽ kéo nhau ra bao vây và đập cho bọ vi trùng kia một trận tơi bời để bảo vệ cơ thể chúng ta.

Nhưng với Covid-19 ngày nay thì khác, tầm sát hại của nó quá lớn và mạnh, vì vậy ngành dược không thể áp dụng phương thức truyền thống, tức là lấy virus covid làm yếu đi để chích vào cơ thể chúng ta được, vì như vậy sẽ rất nguy hiểm cho bệnh nhân. Do đó, vaccine chủng ngừa covid-19 lần này được các nhà bào chế áp dụng phương pháp mới có tên gọi là mRNA Vaccine. Vaccine ngừa covid-19 của Mỹ hiện nay do 2 hãng PfizerModerna bào chế hiệu quả 95% đều là loại mRNA Vaccine. Với loại vaccine này các nhà bào chế không dùng virus covid-19 làm suy yếu đi, nhưng các nhà bào chế đã nghiên cứu thấy hình thù của con virus covid-19 có dạng của một tế bào có gai lởm chởm. Từ đó, các nhà bào chế đã chế tạo vaccine mRNA này. Khi tiêm loại vaccine này vào người, các tế bào trong cơ thể của chúng ta sẽ bao vây, nhai nuốt ngấu nghiến và ăn sạch các mRNA này, và ngay sau đó sẽ tạo ra một loại protein có gai lởm chởm giống y hình thù con Chinese virus covid-19. Và ở ngay mũi chích thứ nhứt, kháng thể trong cơ thể mình liền vùng lên chống lại những tế bào có gai đó. Đây chính là cuộc tập trận giả mà bia để bắn là hình thù y chang kẻ địch trong tương lai. Đến khi chích mũi thứ 2, lượng protein có gai càng nhiều hơn, quân lính kháng thể sẽ tha hồ đập tơi tả kẻ thù (giả). Và một ngày nào đó, nếu bạn chẳng may dính đúng covid-19 thứ thiệt. Khỏe re! Kháng thể sẽ lao ra nhận diện kẻ thù. Ồ! Cũng toàn là đám giặc có gai, chẳng mấy chốc đã nghe quân kháng thể đồng lòng hét thật to: – Bọn gai đây rồi! Chiến đấu thôi! Vậy là virus covid-19 thứ thiệt sẽ bị tiêu diệt chết như rạ thôi. Tóm lại, chích thuốc chủng ngừa covid -19 lần này là chích chất liệu sẽ tạo các tế bào hình gai giống các tế bào covid-19 thật cho cơ thể của mình. Hiện nay, chúng ta nói công nghệ bào chế Vaccine mRNA này là mới, nhưng thật ra Mỹ đã tìm ra cách đây 15 năm trước nhưng bây giờ mới mang ra sử dụng.

Sau đây là những câu thắc mắc xoay quanh đề tài này và các giải đáp từ dược sĩ Bill:

2) Câu hỏi: – Người đã bị covid-19 rồi và đã khỏi bệnh có nên chích vaccine ngừa covid nữa không?

– Đáp: – Chúng ta đã bị covid-19 và đã khỏi, nhưng không có gì bảo đảm là chúng ta không dính lại và nặng hơn. Do đó khi được chích vẫn nên chích ngừa.

3) Câu hỏi: – Nhiều người nghe nói hiện nay virus covid-19 đã biến thể sang loại virus mới, vậy có nên ngồi chờ khi nào có vaccine ngừa virus biến thể mới rồi hãy chích không?

– Đáp: – Đó là kiểu ngồi chờ chết. Chúng ta vẫn phải chủng ngừa vaccine covid-19, còn biến thể của chúng khi nào có thuốc sẽ tính sau.

4) Câu hỏi: – Đã chích ngừa đủ 2 mũi vaccine rồi, có còn phải tối ngày đi ra đường cứ phải bịt cái mặt nạ quái quỷ nhột nhạt này và lo giữ khoảng cách nữa không?

– Đáp: – Vaccine của Mỹ tuy đạt được độ bảo vệ đến 95%, nhưng ai dám nói 5% còn lại không bị nhiễm và không gây tử vong? Hơn nữa nhờ mình đã chích ngừa đủ 2 mũi rồi nên khi dinh covid-19 lần nữa, mình sẽ không hề thấy rõ triệu chứng như ho sốt, mất vị giác… và khi đó chính mình sẽ ỷ y mình không hề bệnh, và sẽ đi lây lan cho bao nhiêu người khác mà mình không hề biết.

5) Câu hỏi: – Vấn đề dị ứng thuốc sau khi chích ra sao?

– Đáp: – Có người không hề bị dị ứng gì cả, hôm sau ngày chích chỉ có cảm giác chỗ chích hơi nhức chút thôi. Cũng có người sau khi về nhà bị sốt, nhức minh mẩy… Sau khi được chích mũi thứ nhứt, nên ngồi lại đó khoảng 15 phút để nhân viên theo dõi xem mình có bị phản ứng gì nặng không. Với mũi chích thứ hai, bạn nên ngồi lại đó 30 phút. Trường hợp nếu bị khó thở, y tá có thể giúp chích thuốc để mở khí quản của bạn ra cho bạn dễ thở hơn. Nặng hơn nữa, họ sẽ gọi ambulance chở bạn đi cấp cứu.

6) Câu hỏi: – Có nên uống thuốc Tylenol hay các loại thuốc chữa đau nhức trước ở nhà trước khi đi chích vaccine không?

– Đáp: Hoàn tòan không nên uống Tylenol hay thuốc đau nhức ở nhà trước khi đi tiêm vaccine cả 2 mũi. Lý do: Tylenol hoặc thuốc chống đau nhức uống giữa lúc cơ thể đang bình thường, nó sẽ cho cái lệnh lên não là cơ thể sẽ dịu lại trong khi ta chưa hề chích thuốc. Lát sau khi ta đi chích thì tác dụng của các thuốc đó chẳng giúp ích được gì. Bạn chỉ nên uống 2 viên Tylenol hay thuốc đau nhức sau khi chích vaccine, trở về nhà và thấy bị vật như hành sốt, đau nhức mình mẩy…Còn nếu cơ thể chỉ bị hơi đau chỗ chích thì khỏi uống Tylenol, 24 tiếng sau cảm giác đau đó sẽ tự hết.

7) Câu hỏi: – Thời gian để chích mũi thứ hai?

– Đáp: Thông thường, ai chích mũi thứ nhứt của hãng Pfizer thì sau 3 tuần sẽ được chích mũi thứ hai. Ai chích mũi thứ nhứt của hảng Moderna thì sau 4 tuần mới chích mũi thứ hai. Thời hạn sớm nhất từ lần chích thứ nhứt đến thứ hai cỡ 18 hoặc 19 ngày là chấp nhận được. Thời hạn trễ nhất của mũi thuốc thứ hai cách mũi thứ nhứt là trong vòng 6 tuần mà thôi, nhưng người Mỹ vẫn có câu:” Better late than never,” do vậy, chích mũi thứ hai trong vòng 6 tuần dễ được chấp nhận hơn chích sớm hơn quy định. 

8) Câu hỏi: – Một người mới tiếp xúc với người bị bệnh covid-19 có đi chích ngừa covid được không?

– Đáp: Lúc đó virus covid-19 có thể đã có trong cơ thể mình rồi, do đó bạn phải về nhà cách ly 14 ngày xong mới đi chích ngừa. Nên nhớ: Vaccine là thuốc ngừa bệnh chứ không phải là thuốc trị bệnh covid-19.

9) Câu hỏi: -Có người cho rằng sau khi đã dính bệnh covid-19 và đã khỏi rồi, như vậy là họ đã kháng được bệnh, vậy họ đâu cần đi chích ngừa. Đúng hay sai?- Đáp: Sai. Vì kháng thể trong chính con người của bạn từng giúp bạn chống bệnh covid-19 nó chỉ tồn tại trong cơ thể của bạn có 90 ngày, tức 3 tháng mà thôi. Do đó bạn vẫn cần chích vaccine để tiếp tục cung cấp kháng thể cho cơ thể của bạn.

10) Câu hỏi: – Thuốc chủng ngừa covid-19 này tương lai sẽ ra sao?

– Đáp: Tuy hiện nay mọi việc đang còn quá mới, nhưng dược sĩ Bill tin rằng rồi đây chúng ta cũng sẽ được chủng ngừa covid-19 hàng năm, như chúng ta vẫn chích ngừa cúm mùa hàng năm vậy.

11) Câu hỏi: – Mũi thuốc thứ 2 ra sao?

– Đáp: – Nếu ở mũi thứ nhứt ai bị dị ứng nhẹ thì mũi thứ hai này dị ứng có thể nặng hơn một chút.

12) Câu hỏi: – Dược sĩ nói không uống thuốc Tylenol hay thuốc đau nhức khác trước khi đi chích vaccine. Xin hỏi còn các thuốc trị bệnh hàng ngày như: huyết áp, tiểu đường, bao tử…có phải ngưng không?

– Đáp: – Các thuốc trị bệnh khác vẫn uống bình thường.

13) Câu hỏi: Trước khi chích vaccine có cần test covid-19 không?

– Đáp: – Trước khi đi chích vaccine nếu không tiếp xúc với ai bị bệnh covid-19 , và trong người mình không có triệu chứng của bệnh covid-19 thì không cần test, cứ đi chích vaccine. Hơn nữa, ở nơi chích thuốc y tá sẽ đo nhiệt độ cho từng người trước khi chích, nếu họ thấy ai trên 100 độ F họ sẽ mời về nhà cách ly và sẽ chích sau.

Tin bên lề:
– Có nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên mang kính, như kính cận, kính lão… nguy cơ mắc covid-19 giảm đi 30% do họ không đưa tay lên dụi mắt để bắt nhịp cầu cho virus vào cơ thể mình. Những người thường xuyên dùng mask (khẩu trang) cũng vậy, vì họ hạn chế bớt việc đưa tay lên gải mũi hay miệng.Hahaha… Rõ rồi nhe! Đừng nói tôi bị virus vì có cơn gió thật vô tình ngòai phố đã gởi con covid đến thăm tôi nhe! Mà phải hiểu do chính bạn dùng tay của mình, thật thân ái cầm tay kẻ thù ân cần mời dắt nó vào nhà mình cho nó đốt nhà mình nhe. Oh No! Always Wash Your Hands Please. Xin phổ biến tài liệu này rộng rãi để giúp mọi người.

Chu Thụy Nguyên

https://www.facebook.com/groups/1287600014603370/

Phân Ưu Cựu Trung Tướng Chỉ Huy Trưởng

Xin mời xem một số hình ảnh Tang Lễ Cố Trung Tướng Lâm Quang Thi tại đây: Tang Lễ Cố Trung Tướng Lâm Quang Thi

Phân Ưu Anh Lê Văn Cưu, K17

Tưởng Nhớ Bạn Lê Văn Cưu—Song Vũ

Trường Võ Bị tuyển sinh ngoài những tiêu chuẩn về học vấn, còn đòi hỏi thêm những điều kiện như chiều cao tối thiểu 1m60, có sức khỏe tốt, độc thân và cam kết không kết hôn trong suốt thời gian theo học 4 năm…

Trong khi chờ đợi tại Biệt Khu Thủ Đô cho đủ số người được lệnh tập trung để di chuyển lên trường, có hai bạn cùng xớ rớ mang theo túi xách quần áo nhập trong đoàn. Ngoại trừ những bạn quen biết nhau từ ngoài đời qua các lớp học chung hoặc cùng trường, phần còn lại chúng tôi không quen biết nhau nên chúng tôi chia thành những nhóm nhỏ trò chuyện cho qua giờ. Đúng ba giờ chiều toàn bộ toán học sinh chúng tôi được lệnh lên xe di chyển ra sân ga xe lửa lúc đó còn ở gần chợ Bến Thành. Rồi sau đó lên tàu đi Đà Lạt. Khi đoàn tầu tới ga Krong Pha để thay đầu máy có bánh răng cưa để leo núi thì hai anh bạn mới tới chào từ biêt anh chàng trung sĩ dẫn đoàn chúng tôi. Anh trung sĩ ngạc nhiên hỏi:

– Ủa sao hai em không đi luôn lên Đà Lạt?

Hai anh bạn thú thật là đã bị loại, một do hình phổi chụp có vết mờ, còn bạn kia vì thiếu thước tấc không đủ 1m 60. Gặp đúng anh chàng trung sĩ vui tính, anh này bàn ra:

– Hai em đã đi Đà Lạt bao giờ chưa?

– Chưa. Cả hai đồng thanh trả lời.

– Thế thì cứ theo tôi lên chơi một lần cho biết, sau đó lấy cớ dẫn hai em về Nha Trang, tôi sẽ ra Nha Trang chơi luôn!

Thế là cả ba lại tiếp tục cuộc hành trình.

Chúng tôi tới sân ga Đà Lạt khoảng 10 giờ sáng ngày 11/11/1960. Tại đây chúng tôi thấy một đoàn convoy 10 chiếc GMC đang xếp hàng chờ. Chúng tôi tất cả được lệnh lên xe di chuyển về trường. Hai anh bạn chẳng biết ất giáp ra sao cũng leo lên xe đi đại cho biết trường Đà Lạt ra sao!!

Đoàn xe dừng trong khuôn viên trường Võ Bị vào buổi trưa. Quang cảnh đập vào mắt chúng tôi là hình ảnh các SVSQ khóa 15 đầu đội nón nhựa, quần áo kaki vàng nai nịt gọn ghẽ uy nghiêm đứng sắp hàng ngang thao diễn nghỉ chờ lệnh. Sau khi chờ ít phút, chúng tôi kéo nhau vào phòng khánh tiết của trường để coi hình ảnh các khóa chụp lưu niệm treo đầy trên tường. Nói chung trong lòng chúng tôi rất háo hức muốn gia nhập vào đời sống mà chúng tôi nghĩ sẽ mang tới cho chúng tôi nhiều thích thú bất ngờ! Mà bất ngờ thiệt, chỉ vì sau đó ít phút, chúng tôi được gọi tên cùng mang theo hành lý ra xếp hàng sau mỗi SVSQ cán bộ tiểu đội trưởng đang đứng đón chờ chúng tôi ngoài sân trường.

Tiếp theo sau đó là lệnh chạy bộ theo SVSQ tiểu đội trưởng. Các tiểu đội nối đuôi nhau chạy lúp xúp theo đàn anh. Cả sân trường trở thành một hoạt cảnh huyên náo chưa từng có. Lũ học sinh chúng tôi sau một đêm mất ngủ trên tầu tưởng đâu tới trường sẽ được cho nghỉ ngơi lãnh quân trang đồ đạc. Nào hay… Các bạn có túi xách nhẹ thì còn đỡ, những bạn mang cả va li quần áo thì ôi thôi vừa vác lên vai vừa chạy vừa thở không ra hơi. Có bạn mệt quá lăn kềnh ra sân cỏ ngồi thở hổn hển hy vọng “đàn anh” ngó lại thương tình cho nghỉ mệt!

Nào hay các đàn anh mặt vẫn tỉnh queo như chẳng hề quen biết, la hét yêu cầu đứng dậy tiếp tục chạy!

Hai anh bạn tôi vì không có tên trong danh sách của đoàn đành đứng ở góc sân quan sát, có thể các bạn ấy cũng “hú vía” may mà mình không được kêu tên cũng nên!

Thiếu tướng Lê Văn Kim lúc đó là chỉ huy trưởng của trường. Ông lững thững cầm chiếc can chỉ huy đi từ phòng làm việc ra đi dạo quanh sân quan sát. Khi phát hiện ra có hai học sinh còn đứng ngoài lề cỏ không tham gia đội hình đang chạy, ông cho gọi một niên trưởng khóa 15 lại hỏi lý do.

SVSQ khóa 15 tới chỗ hai anh bạn một cao một thấp này hỏi tình trạng của hai người.

Anh chàng cao trả lời:

– Chúng tôi bị loại vì sức khỏe và chiều cao.

SVSQ nọ đến trình diện CHT và cho biệt sự tình. Tướng Kim tới gặp hai người rồi hỏi:

– Hai em có muốn theo học khóa này không?

Cả hai mừng quýnh:

– Dạ thưa thiếu tướng muốn…

Thiếu tướng Kim ra lệnh cho SVSQ cán bộ khóa 15 điền tên hai người vào danh sách và hai anh chàng lại tiếp tục nối đuôi vào đám bạn đang chạy phờ phạc kia.

Thực tình chúng tôi cũng chẳng ai biết câu chuyện này cho tới khi chính một trong hai người tâm sự kể cho cả phòng nghe câu chuyện hy hữu này. Nói tới đây chắc các bạn đã đoán ra hai anh chàng đó là ai chưa?

Xin nói ngay anh chàng thiếu thước tấc đó là Lê Văn Cưu và anh chàng còn lại là Huỳnh Văn Lượm. Ngày 30 tháng 3/1963 ngày mãn khóa 17. Lượm và Cưu đều cùng chọn về binh chủng TQLC. Cả hai người đều là những sĩ quan có nhiều thành tích trong chiến đấu của binh chủng này. Cưu là người thăng cấp đặc cách tại mặt trận lên đại úy trước cả các khóa đàn anh ra trước 15, 16. Còn Lượm mang cấp bậc trung tá, chức vụ lữ đoàn phó trước ngày 30 tháng 4/1975.

Trung tá Huỳnh Văn Lượm mất tại trại Z30A Xuân Lộc còn bạn Thiếu tá Lê Văn Cưu từ biệt bạn hữu chúng ta mới đây.

Tôi vẫn nghĩ, nếu không có một anh chàng trung sĩ vui tính và một vị CHT tốt bụng thì chắc khóa 17 chúng ta đã không có hai sĩ quan tài năng này.

Song Vũ, K17

Chúc Mừng Giáng Sinh & Năm Mới

Vô Cùng Thương Tiếc Bà Quả Phụ Cố Thiếu Tướng Bùi Đình Đạm K1/1

The Christmas Shoes | by NewSong

Tôi vội vã bước vào siêu thị đế mua mấy món quà Giáng sinh vào phút cuối cho đứa con gái. Nhìn đám đông đang xếp hàng, tôi kinh hãi nghĩ đến việc phải chờ đợi. Trong khi nhà và văn phòng còn rất nhiều việc chưa xong.

Không biết từ lúc nào, tôi cảm thấy Giáng sinh đã trở thành gánh nặng nề. Tại sao lại sinh ra ngày này? Tại sao phải lo quà tặng hết người này đến người kia? Tôi chỉ ao ước mình như chú gấu ngủ đông cho qua mùa Giáng sinh năm nay.

Nhưng tôi không thể làm như vậy. Tôi đành cố lách qua đám người đông đi lại như kiến để xông vào chỗ bán đồ chơi. Tôi nhìn thấy một con búp bê rất xinh xắn. Nghĩ rằng con gái sẽ thích, tôi cầm con búp bê và ra quầy tính tiền.

Bỗng nhiên tôi thấy một chú bé đúng gần đó, tay mân mê một đôi hài màu đỏ thật xinh xắn, dễ thương. Chú bé ôm đôi hài trên tay mặt sáng rỡ. Chú bé độ 7 tuổi nhìn đôi hài mắt sáng như nhìn một món đồ chơi mà nó rất yêu thích. Chú bé đang tranh luận với người tính tiền:

– Cô có chắc là cháu thiếu tiền không? Cháu tính rồi là đủ tiền cơ mà!

Cô gái trả lời có vẻ rất bực tức:

– Cháu biết là cháu không đủ tiền rồi mà. Đừng có đứng đó hỏi nhiều nữa. Cháu đứng qua một bên để cô tính tiền cho người khác, khi nào tìm đủ tiền thì bảo cô.

Tôi nhìn chú bé khuôn mặt buồn bã mình đứng nhìn đôi hài. Quan sát một lúc tôi hỏi:

Cháu mua đôi hài cho em gái cháu hả.

– Dạ không, cháu mua cho mẹ của cháu. Mẹ cháu bệnh rất nặng, và ba nói mẹ sắp đi gặp Chúa Giêsu rồi. Đôi hài này mẹ cháu thích lâu lắm rồi, cháu muốn mua cho mẹ, để mẹ mang đi gặp Chúa Giêsu. Mẹ sẽ đẹp lắm, sẽ vui lắm!

Nghe đến đây, tôi mới hiểu ra là mẹ của cậu bé đang hấp hối, nhưng cậu bé còn quá nhỏ để hiểu chuyện tử biệt. Và một nỗi đau xót tràn vào hồn tôi. Chú bé nói tiếp:

– Cháu nói với ba rằng dặn mẹ đừng đi ngay, nói mẹ đợi con đi chợ về. Cháu còn thiếu vài đồng nữa mới mua được đôi hài, tất cả tiền cháu để dành lâu nay vẫn còn chưa đủ. Chú có thể giúp cháu không? Mai mốt cháu sẽ đi làm trả lại cho chú.

Nhìn chú bé tiu nghỉu cúi đầu im lặng. Tôi thò tay vào túi lấy tiền trao cho chú bé.

– Đây, cháu lấy đi trả tiền rồi lo về với mẹ, đôi hài đẹp lắm!

Khuôn mặt chú bé chợt tươi rói và nói:

– Vâng, cảm ơn chú rất nhiều! Chúa sẽ chúc lành cho lòng tốt của chú. Mẹ cháu sẽ vui lắm khi mang đôi hài này đi gặp Chúa Giêsu.

Tôi bước ra cửa tiệm, trên đường lái xe về nhà tôi vẫn còn nhìn thấy khuôn mặt ngây thơ của chú bé đáng thương. Tình yêu của chú bé dành cho mẹ quá mãnh liệt. Như một thiên thần Chúa gửi, cậu bé đã nhắc nhở tôi ý nghĩa của Giáng Sinh, mùa của yêu thương và ban tặng.

Asia Giáng Sinh đặc biệt | Nhạc Giáng Sinh Hải Ngoại xưa bất hủ | Đêm Noël SBTN Hoa Kỳ

Gov. Newsom to announce new stay-at-home order in California—ABC7 News | NBC Bay Area

Phân Ưu Cùng Anh Chị Lê Như Tuấn K30

Thông Tin Về Đại Dịch Covid-19 | Lệnh Ở Nhà Hạn Chế Mới (Stay-At-Home)

COVID19.CA.GOV

Capture3

Coronavirus (COVID-19, Wuhanvirus) Map


Clinical Trial Treatments

Data Tracker

Oxford: Millions of Covid-19 vaccine doses ready by year’s end—CNBC

Phân Ưu Bà Quả Phụ Phan Đình Hùng, K9/1

PU-ChiPhanDinhHungK9

CaoPho-BaPhanDinhHung

Phân Ưu Cùng Chị Hoàng Bá Kiệt, K24/1

PhanUu-Anh-HoangBaKiet-K24

CaoPho-Anh-HoangBaKiet-K24

Phân Ưu Cùng Anh Lê Ngọc Răng, K20

PhanUu-Anh-LeXuanViet-K20-2

CaoPho-Anh-LeXuanViet-K20-2